Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Chỉ thị 01/CT-BTTTT về định hướng phát triển ngành Thông tin và Truyền thông năm 2023 và giai đoạn 2024 - 2025

Thứ sáu - 27/01/2023 22:38 1.442 0
Ngày 10/01/2023 Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Chỉ thị 01/CT-BTTTT về định hướng phát triển ngành Thông tin và Truyền thông năm 2023 và giai đoạn 2024 – 2025. Theo đó, nội dụng Chỉ thị nêu rõ:
Năm 2022 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, là năm có ý nghĩa quan trọng tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp đề ra, là năm đầu tiên Việt Nam tổ chức phát động Ngày Chuyển đổi số Quốc gia, với chủ đề “Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân”. Những thách thức do dịch COVID-19 để lại đã tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp và Chính phủ chuyển đổi số mạnh mẽ hơn, mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam và sẽ tiếp tục mang lại sự thay đổi mang tính toàn diện đến từng doanh nghiệp, từng tổ chức, từng người dân và mọi lĩnh vực. Nhờ đó, ngành Thông tin và Truyền thông (TT&TT) trong năm qua đã tiếp tục nỗ lực phấn đấu và đạt được những kết quả quan trọng.

Công cuộc chuyển đổi số quốc gia do ngành TT&TT chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện với mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số lớn mạnh của Việt Nam để vươn ra thế giới ngày càng được lan tỏa sâu rộng trên phạm vi toàn quốc. Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tiếp tục khẳng định được vai trò tiên phong trong nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo, làm chủ công nghệ, đóng góp quan trọng vào quá trình thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia và đổi mới sáng tạo, xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế số, xã hội số thiết thực, hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm để góp phần hiện thực hóa khát vọng vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.

Công tác truyền thông, báo chí tiếp tục khẳng định được vai trò quan trọng trong việc phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội Việt Nam, tạo đồng thuận, lan toả năng lượng tích cực, tạo niềm tin xã hội, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần để Việt Nam bứt phá vươn lên. Truyền thông, báo chí đã góp phần truyền tải ra thế giới những thông tin sinh động, đa chiều về đất nước, con người Việt Nam ổn định, thân thiện, năng động và giàu tiềm năng phát triển.

Giai đoạn 2024 - 2025 là giai đoạn quan trọng để Việt Nam tập trung phục hồi, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Trong quá trình đó, ngành TT&TT cần nỗ lực, cố gắng hơn nữa để thể hiện vai trò quan trọng của mình trong phục hồi, phát triển kinh tế.

Ngoài ra, nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn 2024 - 2025 là tập trung triển khai các giải pháp hỗ trợ nền kinh tế sau đại dịch COVID-19, đối phó với thiên tai, bão lũ, đảm bảo an sinh xã hội, phục hồi phát triển kinh tế. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện về thể chế, bao gồm thể chế số và khung pháp lý về hạ tầng thương mại điện tử; Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát; Cơ chế quản lý tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là một số dự án trọng điểm quốc gia; Đầu tư nâng cao chất lượng nhân lực thông qua Đại học số và các nền tảng đào tạo trực tuyến; Cấp chứng chỉ, gắn với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các dự án hạ tầng nền tảng số quốc gia dùng chung; Khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ thông tin mở rộng đầu tư nội dung số trong các ngành công nghiệp và dịch vụ như: Công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp an toàn thông tin mạng. Chú trọng phát triển văn hóa số, phát huy những giá trị thuần phong, mỹ tục, nhất là trên không gian mạng; Bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, nhất là người có công, người nghèo, người yếu thế. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, khơi thông các nguồn lực cho phát triển. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; Triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước và nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; Làm tốt công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội, tạo tiền đề cho việc thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và khát vọng phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, thịnh vượng, hùng cường.

Năm 2023, bên cạnh việc bám sát quan điểm phát triển theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc và hệ thống chính trị; Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhưng cũng không hoang mang, dao động; Luôn bình tĩnh, tự tin, bản lĩnh, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, không chuyển trạng thái đột ngột, điều hành “giật cục”. Đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu, chung sức, đồng lòng quyết tâm hành động cao nhất theo tinh thần “Tiền hô hậu ủng”, “Nhất hô bá ứng”, “Trên dưới đồng lòng”, “Dọc ngang thông suốt” để tạo nên sức mạnh tổng hợp, sự đồng tâm nhất trí của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; Trọng tâm của việc phát triển là “Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh, linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả” với mục tiêu bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của Nhân dân; Đẩy mạnh thực hiện thực chất, hiệu quả cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế; Tập trung tận dụng tốt cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với các giải pháp tổng thể kích thích nền kinh tế, cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, không để suy giảm các động lực tăng trưởng trong dài hạn. Chú trọng thực hiện tốt công tác truyền thông chính sách; Tăng cường và đổi mới công tác quản lý báo chí; Xây dựng đội ngũ nhân lực báo chí chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại, có giải pháp hỗ trợ báo chí phát triển; kịp thời chấn chỉnh sai phạm trong lĩnh vực báo chí, xuất bản. Đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại các ngành công nghiệp gắn với thực hiện chuyển đổi số, tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu; Nâng cao vị trí của Việt Nam trên các bảng xếp hạng quốc tế. Tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia và đổi mới sáng tạo, xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế số, xã hội số thiết thực, hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm; Coi chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, với thông điệp năm 2023 là “Năm Dữ liệu số, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới”.

1. Ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm 2023, tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc ngành TT&TT tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách Nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023. Tiếp tục phát huy mạnh mẽ những truyền thống tốt đẹp của ngành TT&TT với việc cụ thể hóa 10 chữ vàng truyền thống của Ngành là “Trung thành, Dũng cảm, Tận tụy, Sáng tạo, Nghĩa tình” và phương châm hành động “Làm gương, Kỷ cương, Trọng tâm, Bứt phá” cho năm 2023, các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ TT&TT khẩn trương xây dựng kế hoạch hành động và quyết tâm hoàn thành tốt kế hoạch đề ra, và các nhiệm vụ được giao trong Chỉ thị. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia; Củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp, tạo nền tảng vững chắc để người dân được thụ hưởng thành quả của công cuộc chuyển đổi số, để đất nước phát triển nhanh và bền vững. Chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội; Nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.

2. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2023 và giai đoạn 2024 - 2025

2.1. Lĩnh vực Bưu chính

Trong xu thế chuyển dịch từ thế giới thực sang thế giới số, hoạt động bưu chính đã có bước chuyển dịch mạnh mẽ, không những đảm bảo cung ứng dịch vụ đến mọi người dân, trong mọi tình huống thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp khẩn cấp, mà còn trở thành hạ tầng thiết yếu cho nền kinh tế số, đặc biệt là thương mại điện tử. Dịch vụ bưu chính hiện nay đã được mở rộng theo hướng là kênh chuyển phát hàng hóa cho thương mại điện tử, góp phần đảm bảo dòng chảy vật chất của nền kinh tế.

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung pháp lý về hạ tầng thương mại điện tử; Các chính sách, mô hình, giải pháp cụ thể để phát triển lĩnh vực Bưu chính đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 đang tiếp tục được hoàn thiện để khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của Bưu chính trong thời đại số.

2.1.1. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2023
  • Đánh giá chất lượng dịch vụ bưu chính công ích và ngoài công ích.
  • Thực hiện công bố chất lượng dịch vụ và bảo đảm cạnh tranh lành mạnh; Tăng cường thanh kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về cạnh tranh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về giá cước bưu chính.
  • Xây dựng Cổng dữ liệu bưu chính.
  • Triển khai hiệu quả kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.
  • Hoàn thành Báo cáo nghiên cứu xây dựng dự án Luật Bưu chính (sửa đổi).
  • Tổ chức Diễn đàn hợp tác và phát triển bưu chính Việt Nam 2023.
2.1.2. Định hướng giai đoạn 2024 - 2025
  • Đến năm 2025, xây dựng hệ sinh thái các dịch vụ bưu chính tới tất cả các hộ gia đình và người dân. Khả năng tiếp cận phổ cập dịch vụ đạt tối thiểu 50 bưu gửi/đầu người; 100% điểm phục vụ có người phục vụ và có kết nối Internet để hỗ trợ việc đưa hộ sản xuất nông nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử; 100% hộ gia đình có địa chỉ số. Tốc độ tăng trưởng trung bình của dịch vụ bưu chính chuyển phát phục vụ thương mại điện tử đạt 30%/năm.
  • Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Bưu chính số 49/2010/QH12.
  • Xếp hạng chỉ số phát triển bưu chính theo đánh giá của Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) trong Nhóm 6, là nhóm các nước có chất lượng, hiệu quả dịch vụ bưu chính phát triển nhanh và bền vững.
  • Chuyển đổi số dịch vụ bưu chính, phát triển các dịch vụ bưu chính số, xây dựng hệ sinh thái các dịch vụ bưu chính tới tất cả các hộ gia đình và người dân.
  • Nâng cao năng lực quản lý, giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính của các doanh nghiệp bằng các công cụ, ứng dụng công nghệ số để hỗ trợ giám sát online, từ xa, thời gian thực.
  • Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy việc chia sẻ, sử dụng chung hạ tầng bưu chính giữa các doanh nghiệp bưu chính.
  • Phát triển mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước theo hướng đẩy mạnh chuyển đổi số, áp dụng các công nghệ số để hiện đại hóa mạng lưới. Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 tại địa phương để nâng cao chất lượng dịch vụ mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước.
2.2. Lĩnh vực Viễn thông

Hạ tầng viễn thông trong những năm vừa qua đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ đầu tư đi trước, từng bước đáp ứng vai trò là hạ tầng kinh tế kỹ thuật quan trọng của Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, phục vụ tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

Xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý về viễn thông phù hợp với thị trường viễn thông Việt Nam hiện nay và xu thế phát triển mới trên thế giới. Phát triển hạ tầng số gồm hạ tầng viễn thông băng rộng cộng với hạ tầng điện toán đám mây, IoT, hạ tầng công nghệ số và các nền tảng số. Đầu tư đi trước, từng bước đáp ứng vai trò là hạ tầng kinh tế kỹ thuật quan trọng của chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, phục vụ tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

Tiến hành phủ sóng toàn diện, bao trùm tới mọi miền đất nước, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để tất cả mọi người dân đều được hưởng dịch vụ viễn thông. Trọng tâm phát triển hạ tầng số năm 2023 là đấu giá và cấp tần số 4G/5G, tiến tới thương mại hóa mạng 5G, tạo ra những thay đổi về kết nối, để hạ tầng thông tin liên lạc trở thành hạ tầng quan trọng của nền kinh tế.

2.2.1. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2023
  • Trình Quốc hội thông qua dự án Luật Viễn thông (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV.
  • Xây dựng các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.
  • Triển khai đấu giá băng tần 2.3GHz, 2.6GHz, 3.5GHz cho thông tin di động IMT; Rà soát hoàn thiện thủ tục pháp lý của Quyết định số 16/2021/QĐ-TTg và triển khai đấu giá kho số viễn thông, tên miền theo quy định.   
  • Triển khai chương trình thúc đẩy phát triển IDC, điện toán đám mây ở Việt Nam, tuyến cáp quang biển do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ. Thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng các quyến cáp quang biển hiện có.
  • Có các biện pháp thúc đẩy thực hiện mục tiêu mỗi người dân một smartphone nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, phối hợp và hỗ trợ doanh nghiệp triển khai kế hoạch dừng công nghệ di động 2G theo lộ trình, tăng cường triển khai phủ sóng 4G, triển khai 5G.
  • Thúc đẩy phát triển IPv6, Internet an toàn và mở rộng DNS quốc gia đáp ứng nhu cầu phát triển, đảm bảo an toàn tên miền “.vn”.
  • Triển khai ký số toàn bộ tài nguyên Internet IP/ASN Việt Nam sử dụng RPKI, đảm bảo an toàn Internet Việt Nam.
  • Mục tiêu hết năm 2023 đạt: 590.000 – 595.000 tên miền.
  • Tiếp tục chỉ đạo các DNVT hoàn thành việc phủ sóng các thôn, bản lõm sóng (chưa có sóng) băng rộng di động. Thúc đẩy phát triển hạ tầng băng rộng cố định, tăng cường phát triển thuê bao băng rộng cố định FTTH tới hộ gia đình; Đảm bảo cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng thông rộng tốc độ cao được phổ cập tới các cơ quan, tổ chức, bệnh viện, trường học, v.v. thông qua việc đẩy mạnh triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ VTCI đến năm 2025; Tăng tốc độ truy cập Internet băng rộng, cố định, mở rộng băng thông quốc tế. Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, Sở TT&TT quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động, dùng chung hạ tầng giữa các DNVT.
  • Chỉ đạo các DNVT di động xử lý triệt để tình trạng SIM có thông tin không đúng quy định, SIM không chính chủ; tiếp tục chủ động, tích cực hạn chế tối đa tình trạng tin nhắn rác, cuộc gọi rác.
  • Thúc đẩy triển khai Mobile Money, tổng kết đánh giá 02 năm thí điểm và đề xuất lộ trình tiếp theo.
  • Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thay thế 02 vệ tinh viễn thông VINASAT-1, VINASAT-2.
  • Triển khai các hệ thống tăng cường năng lực mạng TSLCD theo tiến trình các dự án đầu tư công trung hạn; Phê duyệt phương án đảm bảo an toàn thông tin cấp độ 5 đối với Mạng TSLCD. Hoàn thành cấp xe thông tin chuyên dùng thế hệ mới, nâng cấp thiết bị và triển khai trang thiết bị đài điện báo tại 63 tỉnh/ thành phố.
  • Trong năm 2023, lĩnh vực viễn thông tiếp tục đẩy mạnh triển khai thương mại 5G với các thiết bị Make in Viet Nam, nghiên cứu, thử nghiệm các biện pháp tăng cường dùng chung chia sẻ hạ tầng viễn thông; Đặt mục tiêu phủ sóng di động 5G đến 20% dân số vào năm 2024 và 25% dân số vào năm 2025.
  • Nâng bậc và cải thiện thứ hạng, đối với viễn thông, chỉ số phát triển CNTT-TT (IDI) theo đánh giá của ITU vào Top 60 IDI trong năm 2023.
2.2.2. Định hướng giai đoạn 2024 - 2025
  • Tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý về viễn thông phù hợp với thị trường viễn thông Việt Nam hiện nay và xu thế phát triển mới trên thế giới. Triển khai phát triển hạ tầng viễn thông theo quy hoạch ngành TT&TT, chiến lược hạ tầng số, thúc đẩy phát triển IDC, điện toán đám mây ở Việt Nam, tuyến cáp quang biển do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ. Nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông trên cơ sở xây dựng, bổ sung, sửa đổi, ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông phù hợp với việc phát triển nhanh chóng của các công nghệ và dịch vụ. Việt Nam vào nhóm 50 quốc gia đứng đầu trên thế giới về chỉ số phát triển công nghệ thông tin (IDI) theo đánh giá của Liên minh viễn thông quốc tế ITU vào năm 2025.
  • Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng để phát triển cáp quang và nâng cao băng thông cáp quang đến hộ gia đình. Nâng cao chất lượng vùng phủ sóng 4G và triển khai 5G, dịch vụ Internet băng rộng cố định FTTH. Nâng cao chất lượng hạ tầng và dịch vụ trung tâm dữ liệu, hạ tầng điện toán đám mây của Việt Nam chiếm 70% thị phần nội địa vào năm 2025. Tiếp tục thúc đẩy chia sẻ, sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động để tăng hiệu quả đầu tư, phát triển, xây dựng hạ tầng của doanh nghiệp bảo đảm mỹ quan và an toàn cho người dân.
  • Mở rộng kết nối Internet khu vực và quốc tế, đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm kết nối khu vực. Triển khai rộng rãi công cụ thuần Việt đo kiểm tốc độ, chất lượng kết nối Internet Việt Nam (I- Speed), đánh giá chính xác và đảm bảo hạ tầng kết nối bằng chính trải nghiệm của người sử dụng.
  • Toàn bộ mạng Internet Việt Nam ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6); 100% người dân truy cập Internet băng rộng qua IPv6. Phổ cập việc sử dụng tên miền quốc gia (.vn) cho toàn dân.
  • Triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 đáp ứng mục tiêu phổ cập truy cập dịch vụ băng rộng.
  • Các mạng chuyên dùng được hoàn thiện hành lang pháp lý và triển khai theo định hướng đã được phê duyệt.
  • Đấu giá băng tần 900MHz, băng tần 700MHz  cho thông tin di động IMT.
  • Nghiên cứu, xây dựng quy hoạch băng tần 6/7GHz và trên 40GHz cho thông tin di động IMT ở Việt Nam trên cơ sở Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện (ban hành sau Hội nghị thông tin vô tuyến thế giới WRC-2023).
  • Ban hành Kế hoạch phát triển hệ thống kỹ thuật kiểm soát tần số vô tuyến điện giai đoạn 2026 - 2030 và định hướng đến năm 2040.
  • Phổ cập các dịch vụ viễn thông công ích một cách hiệu quả trên cơ sở tăng cường hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông tại các khu vực khó khăn được phổ cập dịch vụ viễn thông và hỗ trợ cho các hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông công ích.
  • Chương trình thúc đẩy, triển khai IPv6 cho IoT, Cloud; IPv6-only và IPv6+ giai đoạn 2026 - 2030.
  • Triển khai nâng cấp đảm bảo năng lực và an toàn bảo mật hệ thống thông tin thoại phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức phân hệ dùng riêng. Xây dựng Trung tâm điều hành, giám sát hạ tầng mạng. Triển khai, nâng cấp hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng đảm bảo năng lực, an toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số.
  • Tiếp tục chuyển dịch, phát triển hạ tầng viễn thông truyền thống sang hạ tầng số trong giai đoạn 2023-2025 với tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình là 8% - 10%/năm hướng tới đạt mục tiêu doanh thu 25 tỷ USD vào năm 2025.
2.3. Lĩnh vực Chính phủ số và Chuyển đổi số quốc gia

Tiếp tục đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia trên cả 3 trụ cột: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó, trọng tâm là phát triển các nền tảng số để cung cấp dịch vụ theo nhu cầu, ứng dụng công nghệ mới để cung cấp dịch vụ mới cho người dân; đề xuất ban hành văn bản quy phạm pháp luật về dữ liệu số; khai mở giá trị mới, tạo ra không gian phát triển đối với tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Triển khai có hiệu quả nhiệm vụ tích hợp, kết nối và chia sẻ dữ liệu dân cư giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cổng Dịch vụ công quốc gia, hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh phục vụ xác thực, chia sẻ thông tin công dân khi thực hiện TTHC; Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử. Phát triển, hoàn thiện các hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Cổng Dịch vụ công quốc gia và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp.

Xây dựng và phát triển hạ tầng trung tâm dữ liệu quốc gia, vùng, địa phương kết nối đồng bộ, thống nhất, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số. Công bố và xây dựng các cơ sở dữ liệu cấp bộ, ngành và địa phương; Mở dữ liệu kết nối để chia sẻ; Tạo ra dữ liệu và khai thác dữ liệu để khai phá giá trị mới là sự khác biệt căn bản của chuyển đổi số; Thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, giúp người dân thụ hưởng trực tiếp lợi ích, để “Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân”.

2.3.1. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2023
  • Triển khai các giải pháp để hướng dẫn, hỗ trợ, đôn đốc, thúc đẩy cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan nhà nước theo hướng toàn trình quy định tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. 100% hồ sơ nộp tại bộ phận một cửa được xử lý trực tuyến. Trong đó, 50% hồ sơ nộp tại bộ phận một cửa được thực hiện trực tuyến.
  • Phát triển Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) để thực hiện kết nối, chia sẻ hiệu quả dữ liệu giữa các cơ quan Nhà nước, khai thác triệt để các cơ sở dữ liệu quốc gia, tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; Nền tảng giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số, nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến người dân (VNFORM) và một số hệ thống thông tin, nền tảng số quan trọng khác; Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ (CGC) tạo cơ sở phát triển điện toán đám mây trong các cơ quan nhà nước.
  • Tổ chức triển khai hoạt động Cơ quan thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số để dẫn dắt, điều phối hoạt động chuyển đổi số trên quy mô quốc gia.
  • Hỗ trợ, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương phát triển các nền tảng số. Trong đó, tập trung phát triển các nền tảng quản lý, điều hành nghiệp vụ chuyên ngành dựa trên dữ liệu, đồng bộ, thông suốt từ trung ương đến địa phương; Phát triển các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu dùng chung của bộ, ngành, địa phương; Tăng cường kết nối, chia sẻ dữ liệu; Phát triển dữ liệu lớn; Cung cấp dữ liệu mở. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, chia sẻ kinh nghiệm về các nội dung, mô hình chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương.
  • Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức về chuyển đổi số trên nền tảng học trực tuyến mở đại trà - MOOCs (Nền tảng OneTouch).
  • Hướng dẫn, hỗ trợ, đôn đốc triển khai hiệu quả hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng tại địa phương để phổ cập kỹ năng số cho người dân thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế - xã hội.
  • Đôn đốc, tổ chức triển khai các chương trình, chiến lược quốc gia về chuyển đổi số, phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số.
  • Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại bộ, ngành, địa phương.
  • Thực hiện đo lường, đánh giá, công bố xếp hạng mức độ chuyển đổi số cấp quốc gia và cấp bộ, tỉnh.
2.3.2. Định hướng giai đoạn 2024 - 2025
  • Đến năm 2025: Xếp hạng quốc gia về Chính phủ điện tử của Việt Nam vào top 50; Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt 80%; Số lượng giao dịch qua Nền tảng, tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) đạt 860 triệu giao dịch; Tỷ lệ cung cấp dữ liệu mở của CQNN đạt 100%.
  • Triển khai các giải pháp để nâng cao xếp hạng Chính phủ điện tử Việt Nam.
  • Tổ chức thúc đẩy tích hợp, chia sẻ dữ liệu trên quy mô toàn quốc.
  • Phát triển các nền tảng số quy mô quốc gia.
  • Hoàn thiện mô trường pháp lý cho chuyển đổi số, phát triển chính phủ số.
  • Thực hiện tham mưu điều phối trong triển khai chuyển đổi số quốc gia.
2.4. Lĩnh vực An toàn thông tin mạng

Tập trung bảo vệ dữ liệu cá nhân; Bảo đảm an toàn dữ liệu. Chuyển đổi căn bản về nhận thức và cách làm trong an toàn không gian mạng: từ mô hình bảo vệ phân tán sang mô hình bảo vệ tập trung; Từ bị động ứng cứu sự cố sang chủ động dự báo sớm, cảnh báo sớm, phòng ngừa và ứng phó hiệu quả; Từ đơn độc bảo vệ, giấu kín thông tin bị tấn công mạng sang chủ động hợp tác, chia sẻ thông tin nhằm chủ động phòng ngừa và hỗ trợ xử lý sự cố.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ người dân, bảo vệ an toàn cho trẻ em trên môi trường mạng; Nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức, phổ cập kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin cho người dân, tạo lập “niềm tin số” trên môi trường mạng.

Thay đổi trọng tâm từ cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò chính trong đảm bảo an toàn không gian mạng quốc gia sang cơ quan Nhà nước điều phối, các tổ chức, doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp nền tảng, doanh nghiệp an toàn thông tin mạng) và người dân chung tay đảm bảo an toàn không gian mạng quốc gia.

2.4.1. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2023
  • Xây dựng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
  • Hướng dẫn phát triển Đội ứng cứu sự cố cho một số lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng.
  • Xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ trưởng thành đội ứng cứu sự cố.
  • Phát triển nền tảng hỗ trợ điều tra số.
  • Tổ chức diễn tập thực chiến quốc gia; Chiến dịch Tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn thông tin; Chiến dịch làm sạch mã độc không gian mạng 2024; Sự kiện Vietnam Security Summit 2023; Chương trình Đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cơ bản.
2.4.2. Định hướng giai đoạn 2024 - 2025
  • Bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng, làm chủ hệ sinh thái sản phẩm an toàn thông tin mạng Việt Nam.
  • Đến năm 2025, tỷ lệ chủng loại sản phẩm, giải pháp an toàn thông tin mạng do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất đạt 100%. Tỷ lệ doanh thu sản xuất/nhập khẩu các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng đạt trên 70%. Tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp Việt Nam đạt từ 20%/năm.
  • Duy trì và cải thiện thứ hạng quốc gia về Chỉ số An toàn, An ninh mạng toàn cầu (GCI) do Liên minh Viễn thông quốc tế đánh giá. Đến hết năm 2025, Việt Nam thuộc nhóm 30 nước đứng đầu thế giới và nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN.
  • Chuyển từ tư duy “bảo đảm an toàn, an ninh mạng” sang tư duy “bảo đảm an toàn không gian mạng Việt Nam”.
  • Phổ cập dịch vụ an toàn thông tin mạng cơ bản thông qua sử dụng các nền tảng Make in Viet Nam để bảo vệ người dân trên không gian mạng trước các nguy cơ, mối đe dọa về an toàn thông tin và lừa đảo trực tuyến. Tạo niềm tin số để người dân, doanh nghiệp và Chính phủ sẵn sàng lên môi trường mạng tạo thành công cho chuyển đổi số.
  • Hướng dẫn, đôn đốc công tác bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ. Giám sát, cảnh báo, điều phối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia.
  • Thúc đẩy phát triển Hệ sinh thái tín nhiệm mạng.
  • Điều phối các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện ngăn chặn dữ liệu, thông tin xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.
2.5. Lĩnh vực Kinh tế số và Xã hội số

Thúc đẩy kinh tế số là đảm bảo tăng trưởng bền vững về mặt dài hạn (kinh tế số vận hành chủ yếu dựa trên sự tiến bộ của công nghệ, tiến bộ công nghệ là kết quả của tích lũy tri thức, tri thức phát triển vô hạn do đó là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn, nhờ vậy nền kinh tế tăng trưởng bền vững).

Năm 2022, phát triển kinh tế số và xã hội số được xác định phải bắt nguồn từ gốc nghĩa là đặt trọng tâm vào việc đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số. Dựa trên kết quả đạt được của năm 2022, năm 2023 tạo ra bước tiến xa hơn với việc đặt trọng tâm vào dữ liệu (tạo lập dữ liệu ở quy mô lớn, tạo lập niềm tin về chất lượng dữ liệu, bảo vệ dữ liệu cá nhân…) làm tiền đề cho các năm tiếp theo tạo ra những giá trị đột phá cho phát triển kinh tế số nhờ khả năng làm giàu và khai thác dữ liệu.

2.5.1. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2023

Đổi mới cách thức tiếp cận về các giải pháp, nhiệm vụ phát triển kinh tế số và xã hội số đặt trọng tâm là dữ liệu:
  • Bước đầu hệ thống hóa, hình thành và cơ sở dữ liệu tích hợp phục vụ đo lường kinh tế số và xã hội số.
  • Bên cạnh việc mở rộng đối tượng hỗ trợ (hợp tác xã, hộ gia đình…), việc triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số (SMEdx) sẽ đổi mới cách tiếp cận theo hướng hình thành hệ sinh thái các nền tảng số hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số có khả năng tích hợp, liên thông, chia sẻ dữ liệu.
  • Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Phát triển kinh tế số vùng Tây Nguyên đến năm 2030, trong đó hướng đến ý tưởng hình thành và phát triển ngành công nghiệp dữ liệu.
  • Thúc đẩy và quản lý hiệu quả các giao dịch điện tử theo quy định.
  • Phối hợp với các địa phương tạo lập, triển khai thí điểm các mô hình điển về phát triển kinh tế số, xã hội số (như tại Đà Nẵng, Yên Bái…).
  • Nghiên cứu để hoàn thiện hành lang pháp lý về dữ liệu.
2.5.2. Định hướng giai đoạn 2024 - 2025
  • Khai thác giá trị của dữ liệu, tạo đột phá cho phát triển kinh tế số, xã hội số.
  • Thúc đẩy việc triển khai, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Tiếp tục hiện thực hóa các mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và triển khai Luật Giao dịch điện tử sửa đổi.
  • Hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp; Khuyến khích phát triển các mô hình kinh doanh mới. Tham mưu thực hiện các hoạt động hỗ trợ xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, phát triển kinh tế số.
  • Hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương xây dựng, tổ chức thu thập cập nhật các chỉ số, chỉ tiêu thống kê, đo lường phát triển kinh tế số, xã hội số của bộ, ngành, địa phương; tham mưu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy kinh tế số các vùng, các địa phương.
2.6. Lĩnh vực Công nghiệp ICT

Công nghiệp công nghệ số với trọng tâm là thiết kế, sáng tạo và sản xuất tại Việt Nam là ngành công nghiệp chủ lực, là động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần nâng cao năng lực toàn diện về chuyển đổi số, thúc đẩy hình thành quốc gia số.

Hoàn thiện Hệ thống cơ sở dữ liệu công nghiệp ICT Make in Viet Nam; Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam phát triển trong nước và vươn ra chinh phục thế giới, đặc biệt là phải thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong ngành TT&TT.

Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển lĩnh vực; Phát triển công nghiệp công nghệ số lấy doanh nghiệp là trung tâm, chất lượng và thương hiệu sản phẩm là nền tảng, nhân lực tài năng số là then chốt. Xác định phương châm hành động xuyên suốt “Thúc đẩy phát triển là trọng tâm - Quản lý để nâng cao chất lượng và thương hiệu công nghệ số Make in Viet Nam”.

2.6.1. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2023

a) Hoạt động xây dựng chính sách
  • Xây dựng Chương trình hành động triển khai Chiến lược Phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
  • Xây dựng Đề án: Chiến lược phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2035.
  • Xây dựng Đề án: Xây dựng vùng động lực công nghiệp CNTT, thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm điện, điện tử, các sản phẩm Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu.
b) Các hoạt động thúc đẩy
  • Hỗ trợ các sản phẩm Make in Viet Nam thông qua các chương trình quảng bá thương hiệu, kết nối cung cầu.
  • Thúc đẩy các hoạt động thu hút đầu tư R&D trong lĩnh vực CNTT, công nghệ số: Kết nối các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp đầu chuỗi, các Big Tech lớn như Samsung, LG; Tổ chức các hoạt động kết nối giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước.
  • Xây dựng thương hiệu ngành công nghiệp điện tử, viễn thông Việt Nam (Make in Viet Nam) và tuyên truyền về Chương trình sản phẩm CNTT thương hiệu Việt.
  • Tổ chức Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ V năm 2023.
  • Cung cấp thông tin nhu cầu nhân lực, thị trường lao động: Tổ chức khảo sát doanh nghiệp CNTT, các cơ sở đào tạo về CNTT (trường ĐH, CĐ, Bộ GDDT); Các trang thông tin tuyển dụng về CNTT để thu thập, tổng hợp về cung và cầu của nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp CNTT.
2.6.2. Định hướng giai đoạn 2024 - 2025
  • Tập trung thúc đẩy nâng cao năng lực làm chủ công nghệ số, nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm, dịch vụ công nghệ số, trọng tâm vào các công nghệ số mới: AI, IoT, Bigdata, điện toán đám mây, 5G và các thế hệ tiếp theov.v.
  • Phát triển hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ công nghệ số thiết kế và sản xuất trong nước có chất lượng và thương hiệu.
  • Xây dựng và triển khai các đề án/chương trình phát triển kết cấu hạ tầng cho công nghiệp CNS như: Phát triển 5G, tập trung cho công nghiệp, IoT phủ sóng chuyên sâu (đô thị, công nghiệp, cảng, nhà máyv.v.).
  • Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp CNS: Hình thành các trường Đại học số, đẩy mạnh mô hình đào tạo MOOC, xây dựng và triển khai áp dụng chuẩn kỹ năng công nghệ số v.v.
  • Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số trở thành ngành đi đầu trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm gấp 2,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước.
  • Đến năm 2025: Tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm của công nghiệp công nghệ số gấp 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước; Tỷ lệ đóng góp của lĩnh vực công nghiệp công nghệ số vào GDP Việt Nam đạt từ 6-6,5%; Cả nước có 80.000 doanh nghiệp công nghệ số đăng ký thành lập và hoạt động; Sản phẩm, dịch vụ công nghệ số thiết kế và sản xuất trong nước đáp ứng trên 50% nhu cầu của cơ quan nhà nước; Việt Nam thuộc nhóm 5 nước trên thế giới về doanh thu dịch vụ phần mềm, sản xuất và phát hành game di động; Cả nước có tối thiểu 8 địa phương có doanh thu công nghiệp công nghệ số đạt trên 1 tỷ USD; Phát triển 10 doanh nghiệp công nghệ số đóng vai trò dẫn dắt, có năng lực cạnh tranh quốc tế, doanh thu trên 1 tỷ USD; Phát triển 1.500.000 nhân lực hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ số; Thu hút đầu tư từ nước ngoài vào công nghiệp công nghệ số đạt 25 tỷ USD.
2.7. Lĩnh vực Báo chí, truyền thông

Báo chí tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong việc phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội Việt Nam, tạo đồng thuận và niềm tin xã hội, tạo khát vọng Việt Nam hùng cường, trở thành nước công nghiệp phát triển vào năm 2045.

Xây dựng cơ chế chính sách làm cơ sở để các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương bố trí ngân sách dành riêng cho truyền thông, cả chi thường xuyên và chi đầu tư để báo chí cách mạng nâng cao năng lực cạnh tranh, cả về hạ tầng công nghệ và nhân lực. Tăng cường đấu tranh với các nền tảng xuyên biên giới trên cơ sở “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” và tuân thủ luật pháp Việt Nam, bảo đảm chủ quyền đất nước và tính thượng tôn pháp luật của Việt Nam.

Đẩy mạnh công tác truyền thông chính sách từ trung ương tới địa phương; Thông tin, tuyên truyền nâng cao hiệu quả và sự đồng thuận của người dân, chú trọng và tập trung công tác truyền thông, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các sự kiện lớn của đất nước. Tuyên truyền và dẫn dắt, định hướng các mô hình hay, gương người tốt, việc tốt, cách làm mới và hiệu quả, góp phần truyền cảm hứng, tạo niềm tin cho người dân, doanh nghiệp và thị trường; Kịp thời phản bác, chấn chỉnh, đấu tranh với các luận điệu sai trái; Triệt phá, gỡ bỏ các thông tin xấu độc, không đúng sự thật; từng bước tạo văn hóa số trên mạng.

2.7.1. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2023
  • Lập đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí.
  • Xây dựng và tham mưu trình Chính phủ Nghị định thay thế Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 13/4/2014 của Chính phủ quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản.
  • Xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về hoạt động thông tin cơ sở và truyền thông cấp huyện (thay thế Quy chế hoạt động thông tin cơ sở ban hành theo Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ).
  • Xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chiến lược thông tin đối ngoại đến năm 2030, tầm nhìn 2045 của Bộ Chính trị.
  • Triển khai thực hiện Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam giai đoạn 2023 - 2028 thông qua thúc đẩy trách nhiệm truyền thông chủ động của các cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương; Lan toả thông tin tích cực về Việt Nam, cải thiện hình ảnh, ủy tín quốc tế của Việt Nam.
  • Tiếp tục xử lý tình trạng “báo hóa” tạp chí, “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, “báo hóa” MXH và biểu hiện “tư nhân hóa báo chí. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm trong hoạt động báo chí.
  • Phối hợp với các doanh nghiệp công nghệ để hỗ trợ, dẫn dắt, thúc đẩy các hoạt động chuyển đổi số báo chí, chuyển đổi số TTĐN.
  • Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra hoạt động của các Đài phát thanh, truyền hình, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình, như: Kiểm tra hoạt động liên kết sản xuất chương trình, kênh chương trình; Kiểm tra hoạt động biên tập, biên dịch kênh nước ngoài; kiểm tra hoạt động cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình quảng bá và trả tiền, hoạt động biên tập nội dung theo yêu cầu (VOD) trên dịch vụ; Theo dõi nội dung theo chuyên đề; Liên tục rà soát chất lượng dịch vụ để đảm bảo quyền lợi của người sử dụng.
  • Tiếp tục thúc đẩy phát triển nền tảng truyền hình số quốc gia, phát sóng thanh số quốc gia theo kế hoạch được phê duyệt; Hỗ trợ chuyển đổi số đối với lĩnh vực phát thanh, truyền hình. 
  • Thúc đẩy phát triển mạng xã hội (MXH) Việt Nam trở thành nền tảng số có số lượng người dùng Việt Nam tương đương với nền tảng MXH xuyên biên giới.
  • Thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, phát hành trò chơi điện tử trong nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và tính cạnh tranh trên thị trường. Tăng doanh thu ngành công nghiệp trò chơi điện tử trong nước đạt 600 triệu USD.
  • Rà quét, ngăn chặn kịp thời các thông tin xấu, độc, sai sự thật trên MXH, nhất là các MXH xuyên biên giới, kiên quyết, kiên trì đấu tranh, yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới tuân thủ pháp luật Việt Nam về quản lý nội dung, quảng cáo, đóng thuế. Duy trì tỷ lệ ngăn chặn gỡ bỏ thông tin xấu độc trên các nền tảng xuyên biên giới đạt mức cao (trên 90%).
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thông tin đối ngoại khu vực biên giới.
  • Tổ chức thiết lập hệ thống truyền thanh ứng dụng CNTT - VT từ các nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia  xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hiện đại hóa thiết bị kỹ thuật, số hóa sản xuất nội dung truyền thông đa phương tiện của cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện.
2.7.2. Định hướng giai đoạn 2024 - 2025
  • Báo chí, truyền thông thực hiện sứ mệnh phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, lan tỏa năng lượng tích cực, tạo đồng thuận và niềm tin xã hội, khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá vươn lên trở thành nước phát triển.
  • Tham mưu Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí trong năm 2025.
  • Đề xuất các giải pháp tiếp theo để đảm bảo thực hiện các mục tiêu của Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025.
  • Triển khai các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ mất cân đối trong thụ hưởng các sản phẩm báo chí giữa khu vực thành phố, thị xã và các vùng nông thôn, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, đạt mức 60%/40%. Đến năm 2025, 100% người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được tiếp cận ít nhất một loại hình báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu.
  • Kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ về kinh tế báo chí, công nghệ và an toàn thông tin cho các cơ quan báo chí.
  • Đổi mới, sáng tạo tuyên truyền về thành tựu đảm bảo quyền con người, nắm thế chủ động, phát huy quyền con người trong không gian số; khai phóng khát vọng Việt Nam, năng lượng Việt Nam từ nền kinh tế số để trở thành cường quốc kinh tế số, đặt nền móng trở thành nước phát triển vào năm 2045.
  • Phát triển cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực quốc gia theo quy hoạch báo chí. Tham mưu cấp có thẩm quyền chỉ đạo thí điểm thực hiện mô hình phù hợp để tiếp tục sắp xếp đối với các báo tại Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hà Nội và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
  • Thúc đẩy thông tin quảng bá để tăng thứ hạng hình ảnh quốc gia, đưa Việt Nam vào nhóm các quốc gia được nhận diện có hình ảnh tốt về giá trị trải nghiệm những giá trị tạo kết nối về cảm xúc, tinh thần về một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với công chúng trong và ngoài nước để tăng đầu tư nước ngoài, tăng lượng khách du lịch đến Việt Nam, tăng giá trị sản phẩm hàng hóa thương hiệu Việt Nam. Phát triển hệ thống báo chí đối ngoại quốc gia và văn phòng thường trú báo chí Việt Nam ở nước ngoài phát triển đáp ứng tình hình mới của đất nước; Thúc đẩy phát triển xuất bản phẩm thông tin đối ngoại, nhất là các xuất bản phẩm số để phát hành trên môi trường mạng.
  • Từng bước chuyển đổi hoạt động của cơ sở truyền thanh - truyền hình thành cơ sở truyền thông thuộc Trung tâm Truyền thông và Văn hóa/Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao cấp huyện có chức năng, nhiệm vụ sản xuất nội dung truyền thông đa phương tiện.
  • Đàm phán, đấu tranh để đạt thỏa thuận với các nền tảng xuyên biên giới như Google, Facebook và các mạng lưới quảng cáo lập trình bằng công nghệ về bảo vệ quyền lợi báo chí, hỗ trợ gợi ý tìm kiếm trên báo chí chính thống, điều tiết quảng cáo sạch và báo chí.
  • Tiếp tục phát triển MXH Việt Nam đủ sức cạnh tranh với nền tảng MXH xuyên biên giới.
  • Thực hiện thúc đẩy ngành công nghiệp trò chơi điện tử trong nước, mục tiêu đến năm 2025 doanh thu ngành đạt 800 triệu USD.
  • Tiếp tục thực hiện công tác quản lý, giám sát thông tin trên mạng nhằm loại bỏ các thông tin xấu độc, sai sự thật gây ảnh hưởng không tốt đối với xã hội. Thực hiện rà quét, ngăn chặn kịp thời các thông tin xấu, độc, sai sự thật trên MXH, nhất là các MXH xuyên biên giới. Tiếp tục duy trì tỷ lệ ngăn chặn gỡ bỏ thông tin xấu độc trên các nền tảng xuyên biên giới ở mức cao (trên 90%).
  • Hỗ trợ các cơ quan báo nói, báo hình thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, điều hành tác nghiệp, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên môi trường số bên cạnh phát triển hạ tầng công nghệ kỹ thuật; Hoạt động theo mô hình cơ quan truyền thông đa phương tiện.
  • Tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Nghị định số 72/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại.
  • Chủ động, chủ công giám sát đôn đốc tuyên truyền về chủ quyền và phát triển kinh tế biển đảo.
  • Phát triển hạ tầng kỹ thuật, mạng lưới thông tin cơ sở hiện đại đến năm 2025.
2.8. Lĩnh vực Xuất bản

Tích cực đổi mới nội dung, cách thức, quy trình triển khai các nhiệm vụ công tác, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hoạt động xuất bản, nhằm phục hồi và phát triển mạng lưới xuất bản, phát hành xuất bản phẩm, cũng như nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế của các nhà xuất bản sau đại dịch COVID-19 kéo dài, phức tạp.

2.8.1. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2023
  • Chuẩn bị hồ sơ đề nghị sửa đổi Luật xuất bản trình Chính phủ giai đoạn 2023-2024.
  • Triển khai Chương trình sách quốc gia giai đọan 2022-2026; Chương trình sách Nhà nước đặt hàng 2022; Xuất bản sách phục vụ Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
  • Nghiên cứu sửa đổi bổ sung Thông tư số 42/2020/TT-BTTTT về Định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động xuất bản và Thông tư số 32/2021/TT-BTTTT về hướng dẫn đặt hàng xuất bản phẩm.
  • Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ hai và Hội sách chào mừng; Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 6.
  • Xây dựng Đề án phát triển Nhà xuất bản trọng điểm.
  • Xây dựng Bộ chuẩn hóa quy định về nghề in theo xu hướng phù hợp với CMCN 4.0; Phối hợp với Hiệp hội In Việt Nam và Hội In Thành phố Hồ Chí Minh đưa Trung tâm tư vấn ngành In vào hoạt động chính thức để hỗ trợ tư vấn pháp lý, chuyển giao công nghệ (xanh, hiện đại).
  • Triển khai phát triển nền tảng kết nối các nhà xuất bản; Nền tảng kết nối các cơ sở phát hành sách, cơ sở in tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh.
  • Hỗ trợ các nhà xuất bản và các công ty phát hành sách đẩy mạnh xuất bản và phát hành sách tinh gọn.
  • Triển khai Kế hoạch Tăng cường công tác phòng chống in lậu, xâm phạm bản quyền sách trên không gian mạng.
2.8.2. Định hướng giai đoạn 2024 - 2025
  • Chuyển từ xuất bản truyền thống sang xuất bản điện tử; Đến năm 2025, tỷ lệ bản sách/người  đạt 5,5-6,0 bản sách/người/năm, trong đó tỷ lệ sách xuất bản điện tử trên số đầu sách đạt tối thiểu 15% ; Phát triển sách tinh gọn (tinh lược, tóm tắt) với số lượng đầu sách chiếm từ 3-5% tổng số đầu sách lĩnh vực in duy trì nhịp độ tăng trưởng hằng năm từ 5-5,5% đối với mọi chỉ tiêu; Phấn đấu đến năm 2025 tỷ trọng xuất khẩu đạt 15%. Bảo đảm 90% địa phương có ít nhất 01 Trung tâm phát hành sách hiện đại.
  • Xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá vươn lên trở thành nước phát triển.
  • Lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xuất bản trình Chính phủ.
  • Phối hợp cơ quan liên quan, tham mưu xây dựng Chỉ thị của Ban Bí thư, thay thế Chỉ thị số 42/CT-TW ngày 25/8/2004 về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản.
  • Triển khai thực hiện Chương trình sách Nhà nước đặt hàng giai đoạn 2022 - 2026; Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; Chương trình sách nhà nước đặt hàng hiệu quả.
  • Hoàn thiện hệ thống dữ liệu quản lý trên cả ba lĩnh vực xuất bản, in và phát hành; Liên thông chia sẻ dữ liệu với các Sở TT&TT trên cả nước.
  • Mở rộng hợp tác quốc tế với các nước thông qua việc tham gia Hội chợ sách quốc tế Seoul, Tokyo, Bắc Kinh, New York, Frankfurt; Tổ chức hội chợ bản quyền với Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á tại Việt Nam.
2.9. Công tác xây dựng cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật

Tập trung tham mưu, xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật trên cơ sở kết quả rà soát toàn bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành TT&TT còn hiệu lực để phát hiện bất cập; tham vấn với các doanh nghiệp, tổ chức và chuyên gia tư vấn thẩm định để đề xuất/kiến nghị sửa đổi các quy định theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển và phù hợp với các quy định pháp luật chung. Xây dựng Cơ sở dữ liệu về thể chế của các nước, cập nhật và bố trí dữ liệu theo chủ đề để tham khảo và học tập kinh nghiệm. Tổ chức hiệu quả hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực TT&TT; công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ được giao chủ trì nhiệm vụ có trách nhiệm xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời, đúng kế hoạch các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật. Thực hiện đúng các quy trình, đảm bảo chất lượng và trình đúng tiến độ 100% các đề án trong Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ và các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao năm 2023 và giai đoạn 2024 - 2025.

2.10. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng

Triển khai nghiêm túc, có hiệu quả quy định của pháp luật và các chỉ thị, chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó, trọng tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực những lĩnh vực nhạy cảm dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực như: cấp phép, đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công; tài chính công, quản lý sử dụng tài nguyên như: Viễn thông, Internet v.v.; Công tác thanh tra, kiểm tra; Việc kê khai, công khai, xác minh tài sản, thu nhập; Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, viên chức, công chức.

Triển khai thực hiện tốt Kế hoạch thanh tra năm 2023 và giai đoạn 2024 - 2025. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, tổ chức đoàn thể, hội, hiệp hội và doanh nghiệp tăng cường kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho Nhà nước, người dân; Đặc biệt là những vi phạm gây bức xúc trong xã hội: Về báo hóa, trang thông tin điện tử, MXH về đăng tải tin giả, tin xấu, độc trên mạng; Tình trạng tin nhắn rác, cuộc gọi rác. Các Cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Thanh tra Bộ thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngành. Tập trung thanh tra, kiểm tra vào các điểm nóng, các vấn đề phức tạp. Lựa chọn các cơ quan báo chí có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng, bị nhiều tổ chức, cá nhân phản ánh để thanh tra, xử lý. Tiếp tục giám sát, kiểm tra loại hình xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử để đánh giá, xem xét sửa đổi chính sách phù hợp thực tiễn.

Nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu thanh tra của toàn Ngành nhằm tạo ra một nguồn dữ liệu đầy đủ, bao quát toàn diện về các lĩnh vực quản lý của Bộ, góp phần đưa ra cảnh báo sớm, rút ngắn thời gian xử lý và nâng cao hiệu quả công tác tổng hợp, báo cáo, phân tích và chấn chỉnh hoạt động của các đơn vị.

Tiếp tục phát huy, làm tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Chỉ đạo các cơ quan báo chí thông tin chính xác, khách quan, kịp thời, đầy đủ công tác tiếp công dân và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng đơn thư kéo dài hoặc xử lý gây bức xúc cho người khiếu nại, tố cáo; phấn đấu 70% công việc sẽ được triển khai thực hiện theo cách nghĩ mới, cách làm mới.

2.11. Công tác tổng hợp khác

a) Công tác tổ chức cán bộ

Tiếp tục rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy của Bộ và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ theo Nghị định số 48/2022/NĐ-CP ngày 26/7/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TT&TT, đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng đúng tiêu chí theo quy định; Tham mưu, rà soát, xây dựng quy hoạch và cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo sự phù hợp, hiệu quả, phát huy được năng lực đội ngũ cán bộ của Bộ; Xây dựng và triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ phẩm chất, năng lực đảm nhận những vị trí, trách nhiệm mới; Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy chế, quy định nội bộ, nghiên cứu các cách làm mới, tạo sự đột phá trong công tác cán bộ.

b) Công tác thi đua - khen thưởng

Phát huy vai trò đơn vị thường trực về công tác thi đua - khen thưởng của Bộ để tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước gắn với việc tiếp tục đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đẩy mạnh các Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; Phong trào thi đua “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”; Phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”; Phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”. Phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong việc phát động, tổ chức triển khai các phong trào thi đua góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác trong năm tới.

c) Công tác khoa học và công nghệ

Xây dựng, hoàn thiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phục vụ quản lý các sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn và sản phẩm an toàn thông tin mạng. Triển khai kế hoạch nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2023 và đề xuất kế hoạch khoa học và công nghệ giai đoạn 2024 - 2025 để giải quyết các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ. Tăng cường tham mưu về định hướng công nghệ, công tác xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ mục tiêu quản lý phát triển hạ tầng viễn thông, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, phát triển chính phủ điện tử, an toàn thông tin mạng và chuyển đổi số, tập trung vào quản lý sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn, nâng cao chất lượng hạ tầng trung tâm dữ liệu, thúc đẩy phát triển nền tảng số phục vụ chuyển đổi số, nghiên cứu tiêu chuẩn hóa 6G giai đoạn 2023 - 2025. Tăng cường triển khai, đẩy mạnh việc xây dựng, áp dụng, duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO tại Bộ đã được phê duyệt.

d) Công tác kế hoạch, đầu tư, tài chính, kế toán, thống kê, quản lý doanh nghiệp

Rà soát, tiếp thu hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ ban hành điều chỉnh, bổ sung danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Rà soát, điều chỉnh Chương trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật giai đoạn 2023 - 2025, tổ chức rà soát, xét duyệt, xây dựng và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực TT&TT. Xây dựng và ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm và chống lãng phí trong năm 2023. Tổ chức, quản lý triển khai, điều hành dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước; Điều hành kế hoạch, đầu tư công năm 2023 theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, linh hoạt và chủ động. Tổ chức hướng dẫn, triển khai các chương trình tài chính công trên phạm vi cả nước như: Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025, các nội dung về TT&TT trong các Chương trình mục tiêu quốc gia đảm bảo đúng mục tiêu, nhiệm vụ, đúng mục đích, góp phần tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác chuyển đổi số, tăng cường năng lực quản lý của ngành, lĩnh vực. Tổ chức kiểm tra, xét duyệt quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2022, quyết toán các dự án hoàn thành theo thẩm quyền; Thực hiện giám sát và đánh giá đầu tư, giám sát công tác đấu thầu theo quy định của pháp luật. Thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của công tác thống kê kinh tế ngành, lĩnh vực, phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong việc tổng hợp, báo cáo và theo dõi chỉ tiêu thống kê quốc gia trong lĩnh vực TT&TT. Thực hiện chức năng quản lý, giám sát các doanh nghiệp do Bộ làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước theo thẩm quyền và đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Đánh giá và giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2023 và giai đoạn 2024 - 2025 đối với các doanh nghiệp thuộc Bộ.

đ) Công tác hợp tác, hội nhập quốc tế

Tập trung xây dựng, phát triển mạng lưới, đội ngũ hợp tác quốc tế toàn ngành. Thúc đẩy các quan hệ đối tác số, các sáng kiến dẫn dắt của Việt Nam về chuyển đổi số, 5G, phòng chống tin giả, nâng cao kỹ năng số cho người dân. Quảng bá thương hiệu Việt Nam trên toàn cầu, đưa doanh nghiệp công nghệ số, sản phẩm dịch vụ Make in Viet Nam ra thế giới. Nghiên cứu, tham mưu, báo cáo chuyên đề về kinh nghiệm quốc tế, chính sách, chỉ đạo điều hành của các nước, khuyến nghị của các tổ chức quốc tế. Vận động, khai thác hiệu quả các nguồn lực quốc tế, các nguồn tài chính, tài trợ, tư vấn, hỗ trợ quốc tế. Xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, hợp tác nghiên cứu phát triển, nâng cao kỹ năng số cho người dân, doanh nghiệp. Hướng dẫn xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch hợp tác quốc tế của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong ngành, đổi mới phương thức, phát huy hiệu quả các nguồn lực trong nước và quốc tế. Triển khai các sáng kiến nâng cao vai trò, vị thế, uy tín của Việt Nam thông qua việc tham gia sâu, đảm nhiệm các vị trí chủ chốt trong các tổ chức quốc tế chuyên ngành.

e) Công tác Văn phòng

Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ xây dựng đề án trong Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ thực hiện năm 2023 và giai đoạn 2024 - 2025; Các nhiệm vụ do Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao trong năm. Thực hiện tốt chức năng tham mưu, tổng hợp, hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ và hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ; Phát huy hơn nữa vai trò đầu mối trong việc phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ. Thực hiện chuyển đổi số toàn diện công tác tham mưu và các công tác khác của văn phòng. Xây dựng, hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt kế hoạch đơn giản hóa TTHC nội bộ thuộc phạm vi quản lý của Bộ TT&TT giai đoạn 2022 - 2025.

g) Công tác Nhà trường

Triển khai thực hiện thành công kế hoạch tuyển sinh, đào tạo, nghiên cứu khoa học năm 2023 và giai đoạn 2024 - 2025. Tiếp tục đổi mới, ứng dụng công nghệ và mô hình Đại học số, nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học, nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu, đề xuất mô hình học tập trọn đời để thu hẹp khoảng cách tri thức giữa các vùng miền, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

3. Về hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong Ngành

Các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong Ngành: Nỗ lực vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 để lại, hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2023 và mục tiêu giai đoạn 2024 - 2025, song hành với các nhiệm vụ công ích và thực hiện nhiệm vụ chính trị Đảng, Nhà nước giao. Nghiêm túc tuân thủ quy định pháp luật trong lĩnh vực hoạt động, đi đầu thực hiện các quy định của Bộ; triển khai các cam kết hợp tác với các bộ, ban, ngành, địa phương. Tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp, đổi mới mô hình quản trị đi cùng với đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giảm chi phí, hạ giá thành để phát triển nhanh, bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế.

Các cơ quan báo chí, xuất bản: Làm tốt công tác truyền thông, thông tin, tạo đồng thuận, niềm tin xã hội và khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng. Đảm bảo thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích; bám sát định hướng tuyên truyền trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh của cơ quan chỉ đạo và cơ quan quản lý báo chí; tăng cường hội nhập và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm về cả nội dung và hình thức.

Các hội, hiệp hội, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực TT&TT: Đề cao trách nhiệm xã hội, khẳng định vai trò của mình; Chủ động góp ý, phản biện, đề xuất với Bộ TT&TT về các cơ chế, chính sách góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ của toàn Ngành.

4. Về công tác quản lý nhà nước tại địa phương

Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông và hệ thống thông tin cơ sở tại địa phương thông tin, tuyên truyền toàn diện, đầy đủ về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền địa phương, xây dựng lòng tin và tạo sự đồng thuận của nhân dân tại địa bàn.

Tham mưu kịp thời, hiệu quả các chính sách cho chính quyền địa phương để thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển lĩnh vực TT&TT ở địa phương. Thực hiện tốt nhiệm vụ là đầu mối triển khai Chính quyền điện tử, hướng đến Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số tại địa phương.

5. Tổ chức triển khai thực hiện

Năm 2023 và giai đoạn 2024 - 2025, Bộ TT&TT phấn đấu hoàn thành toàn diện kế hoạch, nhiệm vụ đã đề ra; Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ căn cứ nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết và thực hiện nghiêm túc, đúng tiến độ các nhiệm vụ được giao nhằm phục vụ tốt nhất công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng Bộ TT&TT; Xây dựng, phát động phong trào thi đua đến cá nhân, tổ chức trực thuộc, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Trong đó, lưu ý tập trung triển khai thực hiện các chiến lược đã được phê duyệt đảm bảo đúng kế hoạch; thực hiện quản trị thực thi chiến lược hiệu quả theo đúng tinh thần các phát biểu, chỉ thị của Bộ trưởng; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, thúc đẩy chuyển đổi số để giảm tải và nâng cao chất lượng công việc; Coi công nghệ số là lực lượng sản xuất cơ bản; ưu tiên phát triển trợ lý ảo, các nền tảng làm việc và CSDL của các lĩnh vực. Đồng thời đề xuất các khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, điều hành để cùng chia sẻ, phối hợp giải quyết các tồn tại với tinh thần, trách nhiệm của người đứng đầu.

Văn phòng Bộ có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và định kỳ hàng quý/6 tháng/năm tổng hợp báo cáo để báo cáo Bộ trưởng tình hình thực hiện Chỉ thị này. Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì xây dựng báo cáo của Bộ TT&TT về thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ theo quy định.

Tác giả: Bộ TT&TT

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây